Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo

Date:

(QBĐT) – Tiếp tục nội dung chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tại tổ. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nga, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tham gia thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.





Đồng chí Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga thảo luận tại tổ.
Đồng chí Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga thảo luận tại tổ.

Khẳng định việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nga đồng tình với yêu cầu cần sớm xây dựng luật về nhà giáo. Theo đồng chí, việc ban hành Luật Nhà giáo sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo, có khung pháp lý đồng bộ, đồng thời khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay, kiến tạo các chính sách đặc thù, đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo.

Phân tích về quá trình xây dựng Luật Nhà giáo, các chính sách, quan điểm của luật, đồng chí nêu rõ, đây là dự thảo luật mới, còn nhiều vấn đề đặt ra cần xem xét và đề nghị cân nhắc một số nội dung, gồm: Xác định rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Luật Nhà giáo; trao quyền tự chủ mạnh mẽ cho các nhà giáo; đổi mới quản lý nhà giáo; có chính sách cho nhà giáo nhưng tiếp cận theo hướng tôn vinh, tạo môi trường tốt để nhà giáo làm việc…

Ngọc Mai

https://www.baoquangbinh.vn/thoi-su/202411/the-che-hoa-quan-diem-chu-truong-cua-dang-ve-nha-giao-2222246/

Share post:

Subscribe

spot_imgspot_img

Popular

More like this
Related

4 học sinh bỏng nặng khi tự chế pháo nổ theo công thức trên mạng

Quảng Bình - Sáng 7/12, tin từ Bệnh viện...

Mặt tối của bùng nổ thương mại điện tử ở Đông Nam Á

Tiến sĩ Joshua Dwight, giảng viên Đại học RMIT...