Quảng Bình: Sản phẩm OCOP huyện Bố Trạch giúp tăng giá trị và phát triển kinh tế nông thôn” style=”max-width:100%; padding:0px; margin:0px;” title=”Sản phẩm OCOP huyện Bố Trạch giúp tăng giá trị và phát triển kinh tế nông thôn”/> |
Sản phẩm OCOP huyện Bố Trạch giúp tăng giá trị và phát triển kinh tế nông thôn. |
Huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) là địa phương có nhiều sản phẩm uy tín OCOP trên thị trường. Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập tại Quảng Bình đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện xung quanh vấn đề này.
PV: Thưa ông, Chương trình OCOP Bố Trạch đã có những thành công bước đầu. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các chương trình xúc tiến, quảng bá. Ông có thể chia sẻ những những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua?
Ông Nguyễn Cẩm Long: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Bố Trạch được triển khai từ năm 2019. Sau hơn 5 năm thực hiện, Chương trình OCOP đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của các ngành, các địa phương và người dân trong phát triển nông nghiệp, khơi dậy được tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Đến nay, toàn huyện có 65 sản phẩm (59 sản phẩm đạt 3 sao, 09 sản phẩm đạt 4 sao). Đây là những sản phẩm gắn với tiềm năng lợi thế của ngành nông nghiệp huyện nhà. Qua thực hiện Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm đã nâng cao được chất lượng, giá trị, xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu và tiêu thụ tốt hơn so với trước đây. Một số sản phẩm đã vào được các siêu thị lớn và cửa hàng nông sản sạch, đồng thời có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh như các sản phẩm nấm sạch Tuấn Linh, cà gai leo Thanh Bình, bột cháo canh Kính Hương, rượu sim Xuân Hưng, nước mắm Nhân Nam, nước mắm Ngọc Biển, Hải sản Thanh Quang… Nhiều chủ thể tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm và thu hút thêm nhiều lao động tại địa phương sau khi tham gia chương trình. Đây là tín hiệu tích cực cũng như khẳng định tính đúng đắn trong thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.
Ủy ban nhân dân huyện cũng thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban, ngành tích cực hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các chủ thể tham gia Chương trình, tổ chức lồng ghép vào các chương trình khác,.. đến nay huyện đã tổ chức được 05 Phiên chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện vào dịp Tết Nguyên đán và các dịp Lễ quan trọng; hỗ trợ các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, bên cạnh đó đã hỗ trợ xây dựng 01 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thị trấn Hoàn Lão và đang xúc tiến hỗ trợ 01 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thị trấn Phong Nha- trung tâm du lịch của tỉnh.
Ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch. |
Việc áp dụng có hiệu quả cách làm hay, bài học tốt của các thành phần kinh tế tư nhân (Doanh nghiệp, hộ sản xuất) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đã được chứng nhận đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối được huyện Bố Trạch thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Cẩm Long: Trước hết cần xác định, cấp huyện với vai trò quản lý Nhà nước, tạo ra “sân chơi” bằng cách ban hành các cơ chế chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển như ban hành Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị huyện Bố Trạch giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 2154/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 của UBND huyện. Trong đó, hỗ trợ cho các cơ sản xuất có sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên 10 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ xây dựng/nâng cấp các điểm bán hàng và Trung tâm OCOP; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, mở rộng thị trường. Người dân đóng vai trò chính trong “sân chơi” này, họ tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh của địa phương mình, đồng thời phải làm sao để các sản phẩm đó có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính vì thế, trong quá trình triển khai, tinh thần “dám làm” sản phẩm OCOP của người dân có vai trò rất quan trọng. Bởi thực tế cho thấy, chỉ khi người dân tham gia OCOP với niềm tin mình có thể phát triển, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm lợi thế của mình; triển khai bằng nguồn lực sẵn có của mình thì mới thành công.
Để làm điều này, ngay từ đầu UBND huyện chỉ đạo, phối hợp các đơn vị như Trung tâm Văn hóa-Thể thao và Truyền thông, các Hội, đoàn thể làm tốt công tác thông tin, truyền thông nhận thức cho cán bộ, người dân và cộng đồng về mục đích, ý nghĩa của OCOP, từ đó thúc đẩy phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế. Kiến tạo môi trường sáng tạo cho người dân, khởi đầu từ việc người dân đề xuất ý tưởng sản phẩm, triển khai sản xuất, kinh doanh sản phẩm của mình bằng vốn chủ thể trước, có đánh giá và phân hạng sản phẩm, từ đó xác định được các điểm còn yếu của sản phẩm để cải tiến và tiếp tục dự cuộc thi đánh giá và phân hạng tiếp theo.
Để người dân tự tin hơn, huyện đã giao Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì tổ chức tập huấn cho người dân về kiến thức, kỹ năng của sản xuất, kết nối các nguồn lực. Hỗ trợ trong khâu tìm ý tưởng sản phẩm, xây dựng kế hoạch kinh doanh, triển khai kế hoạch kinh doanh, tìm nguồn vốn, tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực… Nghĩa là, chính quyền cần đồng hành cùng người dân ngay từ khâu tìm ý tưởng sản phẩm.
Bên cạnh phát triển sản phẩm, công tác tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời gian qua, huyện đã tích cực phối hợp với các cơ quan truyền thông, đồng thời tận dụng các nền tảng công thông tin tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP trên địa bàn. Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh thương mại điện tử. 100% sản phẩm OCOP đã đầu tư tem nhãn mác, truy xuất nguồn gốc… Các chủ thể cũng đã xây dựng website cho sản phẩm để quảng bá đưa thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng, hầu hết các sản phẩm OCOP đã được hỗ trợ đưa lên sàn giao dịch điện tử Shopee, Postmart, Vỏ sò, Lazada, tiktok, facebook, zalo… , nhiều sản phẩm đã thực hiện được nhiều giao dịch trên sàn thương mại điện tử, tiêu biểu như: Các sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu của HTX sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh, xã Sơn Lộc; các sản phẩm trà dược liệu của HTX sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm; sản phẩm bột cháo canh Kính Hương của Cơ sở sản xuất bột cháo canh Kính Hương, xã Bắc Trạch; các sản phẩm hải sản, nước mắm mực của Công ty TNHH DVTM Thanh Quang, xã Thanh Trạch; sản phẩm rượu sim Xuân Hưng của HTX sản xuất-kinh doanh nấm sạch và rượu Xuân Hưng, xã Mỹ Trạch; sản phẩm Ổi Phúc Lộc của HTX nông nghiệp sạch Phúc Lộc.
Trên cơ sở thế mạnh của từng địa phương trong huyện, các thành phần kinh tế đã nhanh chóng tìm ra những sản phẩm đặc trưng để định hướng, xây dựng thành sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Vậy thưa ông, đâu là lợi thế của doanh nghiệp lúc này và cần làm gì để ngày càng gần hơn với người tiêu dùng?
Ông Nguyễn Cẩm Long: Tính đến nay, trên địa bàn huyện Bố Trạch đã có 28 tổ chức kinh tế (chủ thể) tham gia chương trình OCOP với 65 sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó có 09 sản phẩm đạt 4 sao và 59 sản phẩm đạt 3 sao.
Lợi thế rõ nhất của chủ thể OCOP hiện này là thông qua chương trình OCOP, các sản phẩm đã có nhiều chuyển biến về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu, quy mô sản xuất. Thị trường cũng được rộng mở, nếu trước đây sản phẩm OCOP chủ yếu chỉ tiêu thụ loanh quanh trong huyện, trong xã hoặc bán cho các thương lái thì nay đã có mặt tại thị trường nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Để sản phẩm OCOP ngày càng gần hơn với người tiêu dùng, cần tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
– Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về ý nghĩa của Chương trình và sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
– Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thương cho sản phẩm OCOP ở thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP ở thị trường quốc tế; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình OCOP ở các địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong Chương trình OCOP; ưu tiên triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ nâng cấp chất lượng, xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm OCOP cho các chủ thể;…
– Thứ ba, đối với các chủ thể OCOP, việc áp dụng sáng tạo, hiệu quả các cách làm hay, bài học tốt của các chủ thể thành công vào mô hình thực tiễn để nâng cao chất lượng sản phẩm đã được chứng nhận, đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiệu quả.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
https://doanhnghiephoinhap.vn/quang-binh-san-pham-ocop-huyen-bo-trach-giup-tang-gia-tri-va-phat-trien-kinh-te-nong-thon-83827.html