Chung tay đưa Luật Thủ đô vào các cơ sở giáo dục

Date:

Với vai trò là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hàng đầu của Thủ đô và cả nước, HHT không chỉ đào tạo, cung cấp thị trường lao động hàng nghìn lao động, chất lượng cao, HHT còn tham gia đóng góp các ý kiến để phát triển đào tạo nghề. Đại diện nhà trường đã tham gia tích cực các diễn đàn lớn của Bộ KH và CN, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND TP Hà Nội, đóng góp nhiều ý kiến mang giá trị thực tiễn cao.

NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh trình bày tham luận. Ảnh HT
NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh trình bày tham luận. Ảnh HT

Cảm nhận từ hội thảo

Mới đây, HHT đã phối hợp với Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KHCN (Bộ KH và CN) tổ chức thành công Hội thảo “Đánh giá hiện trạng quy định pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn TP Hà Nội”.

Nói về hội thảo, NGƯT. TS Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cho biết: tại Điều 23, Luật Thủ đô “Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số” xác định trong thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung “Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ; ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực”.

“Nếu như các trường Đại học, các viện nghiên cứu trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp cận khoa học và công nghệ với tư cách là các tổ chức tập hợp các nhà khoa học lớn, các nhà quản lý đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo thì HHT với tư cách là cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng đầu của Thủ đô sẽ đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển đào tạo nghề”.

TS. Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN phát biểu khai mạc. Ảnh HT
TS. Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN phát biểu khai mạc. Ảnh HT

Đi theo hướng này, tham luận “Triển khai việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thuộc quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn Hà Nội. Vướng mắc trong quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp” của NGƯT.TS Phạm Xuân Khánh lập tức thu hút sự chú ý của các đại biểu tham gia. Không đơn thuần đây là tham luận khai mạc của đơn vị đăng cai mà TS Phạm Xuân Khánh đã đi thẳng vào vấn đề mà nhiều cơ sở giáo dục đang vướng mắc khi triển khai mô hình nhà trường doanh nghiệp, tháo gỡ những bất cập khi áp dụng Luật Giáo dục cho các trường nghề. 

Kinh nghiệm 15 năm làm cán bộ quản lý tại HHT đã được nhà giáo Phạm Xuân Khánh cô đọng trong một tham luận ngắn, chỉ rõ vướng mắc và đề xuất Bộ KH&CN các giải pháp có tính thực tiễn cao. Hiện nhà trường đào tạo 3 cấp trình độ, gồm cao đẳng, trung cấp và sơ cấp với hơn 45 nghề trong các lĩnh vực thị trường lao động đang thiếu hụt trầm trọng: Cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kinh tế, công nghệ ô tô, chăm sóc sắc đẹp, nông nghiệp, tài nguyên môi trường…với khoảng 3.000 học sinh, sinh viên và hướng tới mục tiêu 5.000 học sinh, sinh viên trong vài năm tới. Nhưng nếu chỉ giữ nguyên mô hình đào tạo như hiện nay thì khó thể thu hút thầy giỏi, xây dựng được các cơ sở thí nghiệm, thực hành đào tạo đầu ra là nhân lực chất lượng cao.

HHT hướng tới trở thành trung tâm đào tạo nghề hàng đầu khu vực. Ảnh HT
HHT hướng tới trở thành trung tâm đào tạo nghề hàng đầu khu vực. Ảnh HT

Tham luận do PGS. TS. Phan Quốc Nguyên (ĐHQG Hà Nội) trình bày tại hội thảo “ Thực trạng khai thác sở hữu trí thuệ (SHTT) của các trường đại học, viện nghiên cứu công lập để thành lập doanh nghiệp, tiềm năng khai thác các văn bằng bảo hộ, góp vốn bằng tài sản SHTT theo các Luật chuyên ngành (Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước để sản xuất kinh doanh; Luật GDĐH;… và quy định của Luật Thủ đô sửa đổi). Đề xuất, giải pháp” cũng đã làm nóng phiên thảo luận. Kinh nghiệm hoạt động của 2 công ty của ĐHQG Hà Nội gồm Công ty TNHH KHTN kinh doanh dịch vụ tư vấn, đào tạo KHCN và Công ty TNHH dịch vụ Khoa học và Du lịch kinh doanh du lịch, dịch vụ và khoa học rất đáng được các cơ sở giáo dục quan tâm, tìm hiểu.

Vươn tầm cao mới

Theo Luật Thủ đô: “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ của Thủ đô hoạt động trên địa bàn Thành phố được hỗ trợ chi phí ươm tạo, bao gồm chi phí tổ chức hoạt động tuyển chọn dự án, chi phí thuê chuyên gia, nhân công lao động trực tiếp, dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chi phí sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung”. Đây là cơ hội cho HHT và các đơn vị giáo dục, đào tạo trên địa bàn Thủ đô có điều kiện phát triển hơn trong tương lai.

HHT đang hướng tới trở thành trung tâm đào tạo nghề hàng đầu trong các lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ của Thủ đô sau khi khép lại hành trình 15 năm đáng nhớ. Một chặng đường đầy thử thách đang chờ thầy và trò HHT!

https%3A%2F%2Fkinhtedothi.vn%2Fchung-tay-dua-luat-thu-do-vao-cac-co-so-giao-duc.html

Share post:

Subscribe

spot_imgspot_img

Popular

More like this
Related

Quảng Bình – Savannakhet (Lào) tăng cường hợp tác bảo vệ biên giới

Sáng 5/12, tại TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình),...

Xịt hơi cay nhân viên cửa hàng điện thoại cướp iPhone

Bản quyền thuộc Báo Bắc Giang.Địa chỉ: Số 49,...

giảm mạnh sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed

<img src="https://zom.vn/wp-content/uploads/2024/12/giavang.gif" alt="Giá Vàng  thế giới giảm mạnh. Ảnh minh...

Giá vàng hôm nay 06/12: Tuột dốc không phanh?

Bảng Giá Vàng hôm nay 06/12 sẽ được Báo...