Ngay đợt chất vấn đầu tiên, đại biểu Lưu Văn Đức (đoàn Đắk Lắk) đề nghị Thống đốc cho biết việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về bình ổn và quản lý thị trường vàng trong hiện tại và tương lai. Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) đặt câu hỏi vì sao ngân hàng chỉ bán mà không mua. Nếu người dân muốn bán vàng do nhu cầu để sử dụng tiền mặt thì bán ở đâu, ngân hàng không mua thì các cửa hàng khác cũng không mua. Mặt khác, ngân hàng bán vàng chỉ có ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, sao không bán cả những nơi khác ở trong nước cho người dân có nhu cầu mua để thuận lợi, dễ dàng?. Ngoài 2 đại biểu trên, trong các đợt chất vấn tiếp theo, thị trường vàng vẫn là vấn đề “nóng” với nhiều đại biểu quan tâm. Các đại biểu chất vấn việc quản lý thị trường vàng, đặt vấn đề có hay không việc thao túng thị trường vàng…?
Trả lời câu hỏi của đại biểu Lưu Văn Đức, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết thị trường vàng của Việt Nam biến động phù hợp diễn biến chung thế giới. Từ năm 2014 đến năm 2019, thị trường vàng tương đối ổn định và nhu cầu mua vàng của người dân giảm. Song bắt đầu từ năm 2021, Giá Vàng thế giới tăng cao và cũng khiến giá trong nước tăng theo.
Từ tháng 6/2024, giá vàng của quốc tế lập đỉnh. Lúc trước khi can thiệp, giá vàng dao động 2.300-2.400 USD/ounce. Việc chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cao khiến Chính phủ phải chỉ đạo quyết liệt. Ngân hàng Nhà nước cũng đã căn cứ trên cơ sở pháp luật hiện hành và tổ chức đấu thầu. Qua đấu thầu 9 phiên cho thấy đây là giải pháp khá hiệu quả trong năm 2013. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, tâm lý kỳ vọng của thị trường dâng lên cao.
Để thực hiện thu hẹp nhanh khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang bán trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước và SJC. Nhờ vậy, chênh lệch giá vàng của trong nước và quốc tế đang ở 15-18 triệu đồng/lượng thì đến bây giờ chỉ còn 3 đến 4 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, thị trường vàng còn diễn biến khó lường, Việt Nam không sản xuất vàng, Thống đốc cho rằng việc can thiệp thì hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu vàng của quốc tế và khẳng định: Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát những cái diễn biến thế giới để đưa ra các chính sách để ổn định thị trường vàng.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Văn Hoà, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, từ năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước không cung vàng miếng ra thị trường bởi vì Ngân hàng Nhà nước là độc quyền sản xuất vàng miếng, cho nên khi nhu cầu gia tăng thì Ngân hàng Nhà nước cung vàng ra thị trường và chưa đặt vấn đề là mua lại. Đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước thì việc bán vàng trong giai đoạn này chủ yếu là thực hiện cái giải pháp để tăng cung vàng. Hiện có 22 tổ chức tín dụng và có 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. Các ngân hàng và các doanh nghiệp có quyền mua bán vàng. “Thế còn câu chuyện doanh nghiệp mà không mua vàng thì cũng có thể vì một vài lý do nào đấy về cân đối tiền nên không mua, ngân hàng Nhà nước không cấm mua”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Việc chỉ bán vàng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước cấp phép đối với doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng chứ không có quy định bắt buộc là phải bán ở địa điểm nào. Bản thân các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng sẽ tự xem xét, đánh giá trên nhu cầu ở các tỉnh, thành và mở các địa điểm mua bán vàng miếng. “Qua tổng hợp từ chi nhánh ngân hàng các tỉnh, thành phố thì chúng tôi cũng thấy là nhu cầu mua bán vàng chủ yếu là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Ở các tỉnh, thành trong cả nước thì hầu như không có hiện tượng là người dân mua vàng hoặc là xếp hàng mua vàng” – Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.
https%3A%2F%2Fcand.com.vn%2Fsu-kien-binh-luan-thoi-su%2Fbinh-on-thi-truong-vang-tai-sao-ngan-hang-chi-ban-khong-mua–i749928%2F